This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách kiểm soát đường huyết trong thai kỳ

Ai dễ mắc đái tháo đường thai kỳ?

Những người có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ là người bị béo phì, tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, bị rối loạn dung nạp glucose hoặc đái tháo đường thai kỳ trước đó, mắc hội chứng buồng trứng đa nang, tiền sử sinh con to, đa ối, có đường trong nước tiểu.

Ngoài ra, những người bị thai lưu nhiều lần, thai dị tật, con to hoặc ở những người có lối sống ít vận động, béo phì, tăng huyết áp cũng có nguy cơ cao mắc đái tháo đường khi mang thai.

Những nguy cơ có thể xảy ra

Nếu không kiểm soát được đường huyết tốt, bệnh đái tháo đường có thể gây ra các nguy cơ sau: Đối với mẹ có thể gây bệnh lý thận, tiền sản giật, đa ối, bệnh lý tim mạch, sinh khó, nguy cơ phải sinh mổ cao... Đối với con có thể gây sảy thai, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, thai nhi của các bà mẹ được kiểm soát đường huyết kém có trọng lượng to so với tuổi thai hoặc ngược lại thai của một số bà mẹ bị đái tháo đường lâu, đã có biến chứng mạch máu thường bị kém phát triển trong tử cung, thai nhi dễ bị ngạt, vàng da nặng, có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh, có thể rất nặng. Các dị tật có thể gặp ở hệ thần kinh (thai vô sọ, nứt đốt sống, não úng thủy), hệ tiết niệu (teo thận, nang thận, hai niệu đạo), nhưng phổ biến nhất là các dị tật tim mạch (thông liên thất, thông liên nhĩ, đảo chỗ các mạch máu lớn)...

Con của những sản phụ không được kiểm soát đường huyết tốt có nguy cơ cao bị suy hô hấp cấp do phổi chưa phát triển hoàn chỉnh, bệnh thường nặng và có thể gây tử vong nếu không được điều trị tích cực kịp thời. Ngoài ra trẻ sơ sinh có thể bị hạ đường huyết trong vòng 48 giờ đầu sau đẻ, đường huyết có khi thấp dưới 1,7 mmol/l. Nguyên nhân là do tình trạng tăng insulin máu vẫn còn tồn tại sau đẻ. Hạ đường huyết có thể phối hợp với ngừng thở, hoặc thở nhanh, tím, hoặc co giật. Một số rối loạn khác là hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), ăn kém.

Trước những biến cố có thể xảy ra tới sức khoẻ của cả mẹ và con, tất cả các bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ cần được điều trị tích cực nhằm kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thời gian mang thai. Bên cạnh đó, thai nhi cần được theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện được sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai để có biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả nhất.

Phụ nữ mang thai cần khám thai đầy đủ để phát hiện sớm bệnh đái tháo đường.

Làm thế nào để kiểm soát đường huyết tốt?

Thai phụ bị đái tháo đường cần thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:

Theo dõi đường huyết chặt chẽ: Các bà mẹ cần kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết nhiều lần trong ngày theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, nên ghi lại chỉ số đường huyết, vận động thể lực, chế độ dinh dưỡng vào một cuốn sổ ghi chép hàng ngày giúp theo dõi quá trình điều trị và có biện pháp điều chỉnh thích hợp.

Về ăn uống: Thai phụ nên ăn nhiều bữa trong ngày để không làm tăng đường máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn. Ngoài ăn 3 bữa chính cần ăn thêm 1-2 bữa ăn phụ. Thực phẩm chính cần ăn thịt nạc, cá nạc, đậu hũ, sữa chua, sữa không béo, không đường. Nên ăn thực phẩm ít gây tăng đường như: gạo lức, đậu đỗ, rau xanh, củ quả, trái cây ít ngọt... Giảm ăn mặn và thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như thịt nguội, mì gói, chao, đồ hộp... Giảm ăn các thực phẩm nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: da, lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (gan, tim, thận). Không uống rượu, bia, nước ngọt, cà phê, chè đặc, nước ép trái cây ngọt.

Đi bộ nhẹ nhàng giúp thai phụ kiểm soát tốt đường huyết.

Về vận động: Tập thể dục không những giúp thai phụ chuẩn bị cho cuộc sinh nở sắp tới được thành công, nhanh chóng, nhẹ nhàng, tăng khả năng chịu đựng mà nó còn giúp họ quản lý được cân nặng của mình. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi lựa chọn hình thức tập. Tùy thuộc từng cá nhân mà chọn cho mình hình thức vận động hợp lý. Thông thường với thai phụ có thể đi bộ, đây là hoạt động rất tốt cho phụ nữ mang thai. Không nên cố gắng đi bộ khi cơ thể đã mệt mỏi và có thể nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mình muốn. Hỗ trợ tim mạch tốt nhất cho phụ nữ mang thai. Vận động hợp lý giúp hệ cơ bắp săn chắc, tử cung được co bóp nhanh và dễ dàng hơn, đốt cháy calo, kiểm soát tốt trọng lượng của bản thân, giảm nguy cơ táo bón, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ đái tháo đường và tiền sản giật.

Đi bộ nhẹ nhàng hoặc hơi nhanh cần tuân thủ nguyên tắc vừa sức, tránh thở dốc, chọn đoạn đường bằng phẳng. Thông báo cho bác sĩ theo dõi thai kỳ biết về chế độ tập luyện của mình. Giảm thiểu xác suất bệnh tiểu đường thai kỳ, viêm tĩnh mạch chân, tăng huyết áp và bệnh trĩ. Củng cố cơ cột sống giúp hỗ trợ duy trì tư thế cần thiết trong thời gian mang thai. Đối với một số thai phụ biết bơi có thể bơi cũng là một giải pháp tốt nhằm giảm chứng đau lưng, cơ bắp vận động, các mạch máu được nước massage, thúc đẩy máu lưu thông tốt cho mẹ và con, phòng ngừa táo bón, phù chân. Giúp phổi khỏe, hít sâu tốt, điều chỉnh vị trí thai nhi để sinh dễ dàng. Giúp tiêu hao năng lượng thừa, phòng tránh tiền sản giật và đái tháo đường.

ThS. Nguyễn Quang

Nhân xơ tử cung khi nào thì phẫu thuật?

(Thanh Hằng - TP.HCM)

Nhân xơ tử cung là một bệnh lý thường gặp trong phụ khoa, bệnh thường gọi trong dân gian, nhưng thực chất theo các nhà khoa học thì đây là bệnh u cơ trơn của tử cung. Bệnh lành tính, tạo thành các u cục nằm ở những vị trí khác nhau ở tử cung và chiếm một tỉ lệ khá cao ở nữ giới, nhất là giai đoạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Theo kết quả thống kê của các nhà y học Việt Nam, bệnh thường gặp ở độ tuổi 45 - 50. Ở vào giai đoạn này, kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu không đều, tháng có tháng không, lúc dài ngày lúc ngắn ngày, có khi có 2 lần ra huyết trong một tháng. Gặp phải tình trạng này, chị em nên đi khám để làm rõ nguyên nhân. Khi được thăm khám, thấy tử cung lớn hơn so với kích thước bình thường, tử cung có khi gồ lên cao hơn, có thể cứng chắc hơn. Quá trình thăm khám chị em thường được chỉ định siêu âm qua ngả bụng hoặc ngả âm đạo, kết quả siêu âm, có thể phát hiện được các khối tạo thành nhân xơ với các vị trí, kích thước, mật độ khác nhau ở tùy từng người, kết quả này khiến chị em lo lắng, thậm chí hoảng sợ. Vậy khi có nhân xơ tử cung ở tuổi tiền mãn kinh, có phải tất cả cần phải mổ cắt bỏ khối đó đi không?

Câu trả lời là không. Cách xử trí khi có nhân xơ tử cung ở tuổi tiền mãn kinh được các nhà sản phụ khoa Việt Nam cũng như trên thế giới thống nhất chung cho các trường hợp nên mổ cắt tử cung hoàn toàn khi có các triệu chứng như: kinh nguyệt ra rất nhiều, thường thay 5, 6 băng vệ sinh trong 24 giờ tức là trong ngày, có thể gây thiếu máu, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng; trường hợp kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày trong nhiều tháng, có điều trị bằng thuốc 3 - 6 tháng không có hiệu quả, làm giảm sức lao động, giảm hoạt động tình dục và phiền phức trong sinh hoạt; mổ khi khối u gây chèn ép, làm cho chị em tiểu khó, tiểu lắt nhắt, gây đau hạ vị hoặc đi cầu nhiều lần, ít phân, táo bón, gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa; các khối nhân xơ có kích cỡ quá lớn > 6cm, tử cung to tương đương với 1 thai ≥ 12 tuần; các khối nhân xơ tuy nhỏ nhưng nằm ở các vị trí dưới niêm mạc, đoạn eo, gây chèn ép niệu quản, tạo thận ứ nước; khối nhân xơ có kèm theo dấu hiệu ung thư nội mạc tử cung qua kết quả giải phẫu bệnh lý; khối nhân xơ tử cung kèm theo các khối u buồng trứng thực thể…

Nếu chưa có các biểu hiện như trên thì sẽ điều trị bảo tồn bằng thuốc như Progestatif với tên biệt dược như Lutenyl, Orfametril, Primolut, Dufaston. Trong tương lai gần, có thể điều trị bằng sóng siêu âm cao tần dưới hướng dẫn siêu âm hay dụng cụ tử cung có chứa progestin. Việc điều trị nội khoa cần theo dõi sau 3 - 6 tháng, các triệu chứng sẽ giảm đi, nếu như sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng sẽ trở lại, đặc biệt về rối loạn kinh nguyệt nặng thêm thì nên chuyển sang điều trị phẫu thuật.

BS.CKI.TRẦN QUỐC LONG

Mắc bệnh động kinh có nên mang thai?

Hầu hết phụ nữ bị bệnh động kinh có thể có thai và có một em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong suốt quá trình thai nghén cần phải được theo dõi cẩn thận và dùng thuốc thích hợp, vì bệnh động kinh trong khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đối với mẹ, do mang thai nên quá trình dùng thuốc để điều trị bệnh cũng hạn chế và có tính lựa chọn nên kiểm soát bệnh tật không hiệu quả bằng người tuân thủ phác đồ uống thuốc kháng động kinh. Đối với con, do mẹ mắc bệnh động kinh nên nguy cơ bị sảy thai, đẻ non cao hơn do những chấn thương vùng bụng trong cơn động kinh và gia tăng tỷ lệ thai chết lưu. Mặt khác, nếu trẻ sinh ra từ mẹ mắc bệnh động kinh có nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ và di truyền bệnh động kinh từ mẹ nên trẻ sẽ có các cơn co giật giống động kinh ở tỷ lệ cao gấp 2 lần. Vì vậy, với phụ nữa mắc bệnh cần thực hiện tốt các biện pháp trước khi mang thai để giảm thiểu rủi ro.

Trước hết, cần điều trị bệnh động kinh trước hai năm bằng cách uống thuốc kháng động kinh được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Khi bệnh tình ổn định, thuốc uống mỗi ngày giảm dần rồi bỏ hẳn mới có kế hoạch thụ thai. Trong quá trình mang thai, ba tháng đầu tuyệt đối không uống bất kỳ thuốc gì để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Nếu cần thiết các bác sĩ sẽ thận trọng cân nhắc. Những tháng tiếp theo, nếu hiện tượng động kinh xuất hiện thì phải uống thuốc với liều thấp và không uống liên tục để tránh co giật, dẫn đến nguy cơ sinh non. Theo kinh nghiệm, trong quá trình phụ nữ mang thai, nhiều người bệnh động kinh ít tái phát bệnh.

Nếu mắc bệnh động kinh thì thai phụ cần chủ động đi khám ở bác sĩ chuyên khoa thần kinh trước khi mang thai và khi đã có thai giúp kiểm soát lượng thuốc và loại thuốc cần thiết khi thai nhi phát triển.

Ngoài ra, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng tốt, tránh thuốc lá, rượu, cà phê, trà đặc và thuốc gây nghiện trong quá trình mang thai. Do thể trạng mắc bệnh sức khỏe không tốt nên người mẹ cần tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại có trong môi trường như thuốc trừ sâu, sơn... Tất cả những chất độc hại này đều được xác nhận gây ra các vấn đề khi mang thai và ảnh hưởng xấu đến bào thai.

Trong khi đang mang thai, thai phụ cố gắng giảm căng thẳng (stress), tránh có những cảm xúc mạnh. Nghỉ ngơi và ngủ nhiều, đồng thời tham gia các bài tập thể dục như đi bộ mỗi ngày, làm việc nhẹ nhàng. Nếu căng thẳng quá mức cần đến cơ sở y tế để được tư vấn thêm về các kỹ thuật thư giãn.

Tuân thủ tuyệt đối quá trình điều trịĐối với người mắc bệnh động kinh nếu quyết định mang thai cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ dùng thuốc trong quá trình thai nghén và báo lại những cơn co giật cho bác sĩ để tiến hành các đo đạc giảm thiểu co giật. Không tự ý sử dụng thuốc kể cả thuốc đông y tránh tác dụng phụ của thuốc gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.Trong khi mang thai, bệnh nhân cần đến khám thường xuyên để bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc cho phù hợp và kiểm tra định kỳ cho thai nhi.

Bác sĩ Hữu Thông

Nguy hiểm khi vỡ ối sớm

Vợ tôi mang thai được 7 tháng. Tôi nghe nói có nhiều trường hợp bị vỡ ối non nên rất lo lắng. Vậy xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và yếu tố nào gây nên tình trạng vỡ ối non?

Văn Hùng (An Giang)

Ối vỡ non là một biến cố trong quá trình thai kỳ, là mối lo lắng của các bà mẹ khi mang thai. Ối vỡ non dẫn đến sinh non và gây ra hàng loạt các biến chứng cho thai nhi như: nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn bào thai, hội chứng suy hô hấp, xuất huyết não thất, xuất huyết giảm tiểu cầu, hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết và bất thường chức năng vận động, thần kinh.

Hiện nay, một số các yếu tố nguy cơ gây ra ối vỡ non đã có những bằng chứng xác thực. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: giang mai, lậu, Herpes sinh dục... và các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới như viêm âm đạo do vi khuẩn, do nấm, do Trichomonas, viêm cổ tử cung... là thủ phạm đóng vai trò trong vỡ ối non. Ngoài ra còn có các nguyên nhân làm ối vỡ non như: ngôi thai bất thường, ngôi ngang, ngôi mông, nhau tiền đạo, đa ối, đa thai, khung chậu hẹp... Người mẹ trong lúc mang thai mà hút thuốc lá gây ối vỡ non cao gấp đôi ở những người không hút thuốc lá trong thai kỳ. Cơ địa cổ tử cung ngắn, hở eo tử cung, thể trạng suy dinh dưỡng ăn uống kém, có tiền căn ối vỡ non cũng là những nguyên nhân gây vỡ ối non.

Dự phòng ối vỡ non bằng cách điều trị dứt điểm các nhiễm khuẩn như đã nói trên. Khâu eo tử cung khi bị hở eo tử cung. Không hút thuốc lá. Dinh dưỡng trong lúc mang thai cũng cần được chú trọng.

BS. Nguyễn Hữu

Nguy cơ nếu không chữa u nang buồng trứng

Phạm Thị Anh Thư (anhthu1288@gmail.com)

u nang buồng trứng

U nang buồng trứng thường chỉ được phát hiện khi đi khám phụ khoa, siêu âm một số bệnh khác hoặc qua kiểm tra sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, đau bụng... Một số trường hợp mới đầu là u lành tính, nhưng nếu được phát hiện muộn hoặc không tiến hành chữa trị kịp thời có thể dẫn đến u ác tính (tuy ít). Thỉnh thoảng gặp một số trường hợp gọi là u quái buồng trứng (những khối u này khi xẻ ra, bên trong có cả tóc, sụn, xương)... Biến chứng thường gặp của u nang buồng trứng là: xoắn cuống khối u (gây đau bụng dữ dội); vỡ u (ngoài đau bụng, còn gây xuất huyết trong); chèn ép các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa (gây rối loạn tiêu hóa), đường tiết niệu, bàng quang (gây khó tiểu, bí tiểu)...; hoặc hóa thành u ác tính... Có rất nhiều cách để chữa u nang buồng trứng, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào kích thước, các dạng nang, lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của phụ nữ, cũng như các biểu hiện nghiêm trọng của u nang buồng trứng. Em nên nghe theo sự tư vấn của bác sĩ đã thăm khám cho mình, đừng bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm nếu muốn mang thai.

BS. Kim Oanh

Hơn 2.400 phụ nữ tử vong vì ung thư cổ tử cung mỗi năm

Ngày 10/11, Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam tổ chức hội thảo phổ biến kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC tại Việt Nam giai đoạn 2016-2025.

Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết: Với sự hỗ trợ của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016-2015. Kế hoạch hành động đưa ra những phương hướng, giải pháp và hoạt động chính để thực hiện có hiệu quả việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời UTCTC tại Việt Nam.

Tử vong do ung thư cổ tử cung tăng gấp đôi do biến chứng thai sản

UTCTC vẫn là mối quan tâm sức khỏe cộng đồng và tiếp tục đe dọa cuộc sống và sức khỏe của phụ nữ. Trên toàn thế giới, UTCTC là loại ung thư đứng thứ 3 trong số các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Trong năm 2012, khoảng 275.000 phụ nữ chết vì UTCTC và hơn 85% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi mà phụ nữ thường không được tiếp cận tầm soát và điều trị UTCTC.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính đến năm 2030, số ca tử vong do UTCTC dự kiến sẽ tăng lên 443.000 trên toàn cầu, nhiều hơn gấp đôi con số dự đoán tử vong do các biến chứng liên quan đến thai sản.

Tử vong do UTCTC gây ra các chi phí kinh tế đáng kể và ảnh hưởng nặng nề tới nguồn lực của các hộ gia đình. Các chi phí toàn cầu liên quan tới UTCTC dự kiến sẽ tăng từ 2,7 tỉ đô la Mỹ (2010) lên 4,7 tỉ đô la Mỹ (2030).

UTCTC là loại ung thư đứng thứ 3 trong số các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Ảnh minh họa.

Theo PGS.TS Ngô Văn Toàn, ĐH Y Hà Nội, tại Việt Nam, UTCTC là một trong những nguyên nhân gây tử vong do ung thư thường gặp nhất. Đây là loại ung thư được xếp thứ 4 trong các loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và đứng hàng thứ 2 trong các loại ung thư sinh dục ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Năm 2012, ở Việt Nam có gần 6.200 phụ nữ được chẩn đoán mắc mới UTCTC và đã có trên 2.400 phụ nữ tử vong vì UTCTC. Một nghiên cứu được thực hiện ở phụ nữ từ 35-60 tuổi tại 7 tỉnh thành phố tại Việt Nam từ năm 2008-2010 cho thấy, tỉ lệ mắc UTCTC tại thời điểm đó là 19,9 trường hợp trên 100.000 phụ nữ.

Nên tiêm HPV cho trẻ em gái từ 9-13 tuổi phòng ngừa UTCTC

Các chuyên gia cho biết, ứng phó quốc gia toàn diện với UTCTC bao gồm dự phòng, sàng lọc và điều trị. Vắc xin HPV là yếu tố quan trọng trong công tác UTCTC. Các bằng chứng cho thấy phần lớn UTCTC có thể phòng ngừa một cách triệt để và việc tiêm chủng phòng HPV cho trẻ em gái ở độ tuổi 12 tuổi sẽ giúp ngăn ngừa 690.000 ca nhiễm UTCTC và ngăn ngừa được 420.000 ca tử vong trên toàn thế giới. WHO khuyến cáo chú trọng vào việc tiêm vắc xin HPV cho các em gái từ 9-13 tuổi.

WHO khuyến cáo chú trọng vào việc tiêm vắc xin HPV cho các em gái từ 9-13 tuổi. Ảnh minh họa.

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho biết: Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời UTCTC đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cứu mạng sống của người phụ nữ và cải thiện sức khỏe của họ một cách toàn diện. Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị sớm UTCTC còn có những quan hệ tích cực tới việc thực hiện các mục tiêu về xóa đói giảm nghèo, giáo dục và bình đẳng giới. Thông thường, UTCTC thường xuất hiện ở phụ nữ tại lứa tuổi tương đối trẻ và tỉ lệ tử vong tăng dần khi phụ nữ bước vào lứa tuổi 40.

"Tử vong ở độ tuổi này khiến người phụ nữ mất đi nhiều năm tháng trong cuộc đời, đồng thời gây ra những tổn thất nặng nề cho gia đình, cộng đồng và toàn bộ nền kinh tế. Rất nhiều người trong số những phụ nữ tử vong do căn bệnh này là những người có vai trò trụ cột trong gia đình hoặc là những người có trách nhiệm trông nom chăm sóc người khác. Vì thế khi họ không còn nữa, gia đình của họ sẽ phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về tài chính và tình cảm. Thu nhập trong gia đình giảm sẽ khiến trẻ em, nhất là trẻ em gái phải bỏ học để phụ giúp gia đình, điều này tạo ra vòng đói nghèo và sự bất bình đẳng dai dẳng từ thế hệ này sang thế hệ khác"- bà Astrid Bant nói.

Tất cả phụ nữ đều có quyền được sàng lọc UTCTC. UNFPA và các đối tác phát triển cam kết sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp Việt Nam tạo dựng môi trường thuận lợi cho việc xây dựng các chính sách và luật pháp trong đó tôn trọng và đảm bảo quyền cho mọi người dân.

Dương Hải

6 nguyên tắc để thu nhỏ kích thước u xơ tử cung

1. Giảm thiểu thực phẩm gây tăng chỉ số đường huyết

Ăn những loại thực phẩm có khả năng làm tăng chỉ số đường huyết (GI – Chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn) được cho là tiềm ẩn nguy cơ thúc đẩy khối u xơ tử cung phát triển. Lý do là bởi vì chúng sẽ khiến nồng độ yếu tố tăng trưởng giống Insulin-1 (IGF-1) cao lên. Nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy, tế bào khối u xơ tử cung sinh sôi nảy nở nếu có sự hiện diện của IGF – 1. Do vậy, chị em bị u xơ nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao như: gạo trắng, bánh mì, bánh gạo, khoai tây chiên,...

Khoai tây chiên có thể chứa chỉ số GI cao

2. Hạn chế thực phẩm giàu hormone estrogen

Do estrogen bị nghi ngờ có mối liên quan đến sự xuất hiện và làm tăng kích thước u xơ tử cung, nên bất kỳ yếu tố nào dẫn đến gia tăng hormone này cũng cần được loại bỏ. Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi estrogen giảm thì phụ nữ ít có nguy cơ mắc u xơ tử cung. Do vậy, người bệnh cần giảm lượng thực phẩm chứa nhiều estrogen và bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Nâng cao hệ miễn dịch

Để làm được điều này, bạn cần có lối sống lành mạnh, bằng cách: không hút thuốc lá; ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt; luyện tập thể dục đều đặn; duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ vừa phải; kiểm soát huyết áp; ngủ đủ giấc…

4. Giải độc cơ thể khi cần thiết

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất, với chức năng giải độc cho toàn bộ cơ thể. Nếu gan không hoạt động, cơ thể sẽ bị lấp đầy bởi các độc tố và hormone estrogen dư thừa.

Giải độc và tăng cường chức năng gan sẽ giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ estrogen dư thừa, độc tố cũng như các tạp chất khác ra khỏi cơ thể. Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày để giúp gan hoạt động thuận lợi hơn.

5. Giảm căng thẳng

Theo chuyên gia, căng thẳng có liên quan đến một số bệnh, và u xơ tử cung cũng nằm trong đó. Thiền, yoga, đi bộ và chạy bộ có thể giúp giảm căng thẳng, nhất là khi người bệnh thực hiện thường xuyên.

Chị em bị u xơ tử cung nên tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng

6. Thảo dược – Phương pháp đơn giản giúp thu nhỏ kích thước u xơ tử cung

Ngoài áp dụng 5 nguyên tắc ăn uống và luyện tập như trên, hiện nay, để giảm kích thước khối u xơ một cách an toàn, hiệu quả thì sử dụng thảo dược đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Tiêu biểu cho xu hướng này là sản phẩm có thành phần chính chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung.

Vị thuốc trinh nữ hoàng cung, đã được sử dụng lâu đời trong hoàng cung để chữa trị các bệnh ở nữ giới. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu và cho thấy, trong trinh nữ hoàng cung chứa nhiều hoạt chất sinh học, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, giảm khối u, điều hòa hormone sinh dục ở nữ giới.

Đặc biệt, khi kết hợp cùng với các thảo dược khác như hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng, thì trinh nữ hoàng cung đã phát huy tối đa công dụng trong việc tăng cường sức khỏe buồng trứng, tử cung, thu nhỏ kích thước khối u xơ; hỗ trợ điều trị, phòng ngừa u xơ tử cung cũng như các khối u phụ khoa một cách hiệu quả.

Áp dụng các nguyên tắc ăn uống và luyện tập khoa học là điều kiện tiên quyết giúp bạn phòng ngừa, điều trị u xơ tử cung. Và để có kết quả tốt thì bạn đừng quên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược chứa thành phần chính từ cây trinh nữ hoàng cung mỗi ngày!

Thực phẩm chức năng Nga Phụ Khang – Giúp giảm nỗi lo u xơ tử cung, u nang buồng trứngNga Phụ Khang là thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh ở buồng trứng và tử cung như: u xơ, u nang, rối loạn kinh nguyệt, ung thư… Nga Phụ Khang chứa thành phần là trinh nữ hoàng cung, kết hợp cùng với hoàng kỳ, hoàng cầm, khương hoàng. Tới nay, sản phẩm đã được nhiều người biết đến và sử dụng như một thực phẩm hỗ trợ điều trị, phòng ngừa các bệnh ở buồng trứng, tử cung.Để sử dụng Nga Phụ Khang đạt hiệu quả tốt: nếu phòng ngừa các bệnh ở buồng trứng, tử cung và tăng cường sức đề kháng, nên uống 03 lần/ ngày, mỗi lần 02 viên; nếu dùng hỗ trợ điều trị cho người bị u xơ, u nang, rối loạn kinh nguyệt, nên uống 03 lần/ ngày, mỗi lần 03 viên. Sử dụng liên tục từ 2-3 tháng để có kết quả tốt.Phân tích về công dụng của sản phẩm Nga Phụ Khang, chuyên gia sẽ có những chia sẻ thú vị cho bạn đọc TẠI Đ Y

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên hệ số điện thoại tư vấn: 04.3775.7066/ 08.3977.0707

Bích Ngọc

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh từ gia đình tới bệnh viện

Trong thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được sự tiến bộ vượt bậc về tỷ lệ sống sót bà mẹ và trẻ sơ sinh thông qua nỗ lực tăng cường tính sẵn có của dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc trước sinh trên toàn quốc. Mặc dù đã đạt được những cải thiện đáng kể nhưng tình trạng sức khỏe và tỷ lệ tử vong giữa các vùng miền và giữa các nhóm dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn còn tồn tại sự chênh lệch đáng kể. Chất lượng của công tác chăm sóc sức khỏe và cung cấp dịch vụ y tế cho bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn thấp tại các khu vực nghèo nhất và nhiều trở ngại nhất trên cả nước.

Tại 62 huyện nghèo nhất cả nước, đồng thời là nơi sinh sống của đa số phụ nữ người dân tộc thiểu số, tỷ lệ tử vong mẹ cao hơn gấp 3 lần so với tỷ lệ tử vong trung bình trên toàn quốc, với 157 trường hợp tử vong trên 100.000 trẻ trẻ sống. Năm 2014, tỷ lệ tử vong của nhóm trẻ dưới 5 tuổi trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở mức 53/1.000 trẻ đẻ sống, cao hơn 2,5 lần so với tỷ lệ tử vong cùng nhóm trên toàn quốc. Tỷ lệ này cũng bao gồm cả số trẻ sơ sinh người dân tộc thiểu số tử vong trong tháng đầu tiên sau sinh ở mức 29/1.000 trẻ trẻ sống, so với tỷ lệ 12/1.000 trẻ trẻ sống trên toàn quốc.

Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ sơ sinh đã được cải thiện

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã phát triển trên toàn cầu một mô hình toàn diện để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh dựa trên hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện hành, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và huy động cộng đồng địa phương. Cách tiếp cận này, chăm sóc sức khỏe liên tục từ Gia đình đến Bệnh viện, cho phép các tỉnh, huyện, trạm y tế xã và cộng đồng có thể đánh giá, cải thiện, theo dõi và duy trì một tập hợp các hoạt động lồng ghép như cải thiện thực hành chăm sóc sức khỏe tại nhà, củng cố các dịch vụ y tế ngoại tuyến tại những nơi cần thiết; chuyển tuyến hiệu quả; cung cấp thiết bị vật tư thiết yếu; và cải thiện hệ thống nhân lực y tế.

Mô hình này nhằm mục đích cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em có chất lượng; tăng nhu cầu sử dụng từ đó tăng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; củng cố môi trường quản lý, chính sách nhằm đảm bảo giảm tử vong và di chứng của bà mẹ và trẻ sơ sinh một cách bền vững.

Nói về dự án, bà Dragana Strinic, Giám đốc Quốc gia Save the Children tại Việt Nam cho biết: “Qua 11 năm thực hiện dự án đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nâng cao năng lực của cán bộ y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh tại các tuyến tỉnh, huyện và xã thụ hưởng dự án. Các thực hành tốt và can thiệp hiệu quả của dự án trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh được Bộ Y tế nhân rộng trên phạm vi toàn quốc”.

Trong khuôn khổ Dự án, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã góp phần phát triển Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai ñoạn 2016-2020 và Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thêm vào đó, đại học Y dược Huế phối hợp với đại học Y Hà Nội và đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát triển tài liệu đào tạo về phụ - sản và nhi. Bộ Y Tế khuyến nghị tất cả các trường đại học y trên khắp cả nước sử dụng tài liệu này như tài liệu tham khảo cho sinh viên.

P Hà

Tiếp cận điều trị dọa sinh non từ những quan điểm mới

Theo thống kê, cứ 100 trẻ sinh ra và sống được thì có đến 12 trẻ sinh non, hậu quả sinh non là trẻ phải đối mặt với nhiễm trùng, khả năng thích nghi kém với môi trường sống ngoài tử cung, vì cơ thể chưa hoàn thiện; sinh non cũng là nguyên nhân chính gây tử vong trẻ sơ sinh tại các quốc gia đã phát triển, làm tiêu tốn một khoản ngân sách không nhỏ cho việc chăm sóc các trẻ sơ sinh non tháng này.

Trì hoãn chuyển dạ sinh non có thể làm giảm tỉ lệ các biến chứng này, do cải thiện sự phát triển và trưởng thành của các cơ quan và hệ thống, đủ thời gian cho liệu pháp glucocorticoid trước sinh có hiệu quả, góp phần làm giảm suất độ và độ nặng của hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, đồng thời cho phép chuyển tuyến đến nơi có đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực.

sinh non80% số thai phụ có triệu chứng và nghi ngờ dọa sinh non, đã không diễn tiến đến sinh non

Chẩn đoán dọa sinh non

Không phải tất cả thai phụ có cơn co tử cung dọa sinh non sẽ diễn tiến sinh non. Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% số thai phụ có triệu chứng và nghi ngờ dọa sinh non, đã không diễn tiến đến sinh non. Trên thực tế, dọa sinh non thường bị chẩn đoán quá mức, do thiếu phương tiện chẩn đoán hoặc loại trừ “dọa sinh non thực sự” và tiên lượng khả năng diễn tiến sinh non. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng lưu ý khi chẩn đoán có dọa sinh non:

- Cơn co tử cung > 30 giây, có ít nhất 4 cơn/ 20 phút, sờ cảm nhận được cơn co tử cung và gây đau.

Việc trì hoãn chuyển dạ sinh non có thể giúp giảm tỉ lệ các biến chứng

- Có sự biến đổi về vị trí, mật độ, độ dài và/ hoặc xóa mở cổ tử cung.

- Siêu âm ngả âm đạo (độ nhạy cao hơn siêu âm ngả bụng) thấy cổ tử cung ngắn đi.

- Xét nghiệm fetal fibronectin (fFN) giúp ích trong việc đánh giá SPB, làm giảm số bệnh nhân nhập viện không cần thiết, cũng như giảm thời gian nằm viện và chi phí điều trị.

Vì vậy, trong các y văn hiện nay, khuyến cáo không điều trị giảm co cho các thai phụ không có bằng chứng của dọa sinh non, nhất là khi không có các bằng chứng từ các chỉ điểm hình ảnh và sinh học. Hai yếu tố được quan tâm nhiều nhất, có thể tiên lượng được khả năng diễn tiến sinh non, là chiều dài cổ tử cung và fFN. Tiên lượng khả năng diễn tiến đến sinh non có vai trò quan trọng, nhằm có biện pháp dự phòng hợp lý, tránh can thiệp không cần thiết.

Chiều dài cổ tử cung: đo ngoài cơn co tử cung ở tuần thứ 19 đến tuần thứ 24 giúp đánh giá nguy cơ sinh non do cổ tử cung ngắn và chỉ định giải pháp dự phòng như khâu eo tử cung hoặc sử dụng progesterone đặt âm đạo. Chiều dài cổ tử cung đo vào thời điểm chẩn đoán có dọa sinh non giúp tiên lượng diễn tiến xảy ra sinh non trong vòng 7 ngày. Chiều dài cổ tử cung giúp phân biệt nhóm thai phụ có nguy cơ và bình thường là 15mm và 25mm. Tuy nhiên, chiều dài này thay đổi tùy theo nhiều nghiên cứu của các tác giả khác nhau.

fFN: được tìm thấy ở bề mặt trung gian các màng thai (màng ối và màng đệm), bản chất là một protein có khả năng kết dính sinh học, giúp cho túi thai gắn kết với thành cơ tử cung. Nồng độ fFN thấp được tìm thấy trong dịch tiết âm đạo-cổ tử cung ở các thai phụ bình thường, nhưng khi fFN tăng cao ≥ 50 ng/mL (từ tuần 22 trở đi), thai phụ đó có nguy cơ cao bị sinh non.

Từ dấu hiệu của chẩn đoán hình ảnh và chỉ điểm sinh học, điều trị cắt cơn co tử cung không được chỉ định khi fFN âm tính và chiều dài cổ tử cung > 2,5cm.

Điều trị

Trong khi các liệu pháp cắt cơn co tử cung không thể được chỉ định cho tất cả mọi trường hợp SPTL, một số nghiên cứu cung cấp chứng cứ cho thấy nếu được điều trị thì vẫn tốt hơn là không điều trị. Chưa có thuốc cắt cơn co tử cung hiện tại hoàn hảo đạt 100% hiệu quả và 100% an toàn, mọi cố gắng hiện nay vẫn đang tiếp tục để ngỏ hầu tìm ra được những thuốc có hiệu quả và an toàn cao nhất.

sinh non

Sự thật về giảm tử suất và bệnh suất cho trẻ sơ sinh trên các thai phụ có sử dụng thuốc cắt cơn co tử cung không được biết rõ, nhưng chưa có nghiên cứu nào đủ lớn và đủ mạnh về vấn đề đó. Thuốc cắt cơn co tử cung có thể trì hoãn cuộc chuyển dạ sinh nhằm có đủ thời gian để tiếp nhận và phát huy hiệu quả tối ưu của liệu pháp glucocorticoid trước sinh, cũng như sắp xếp chuyển viện khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ đến các trung tâm có đơn vị săn sóc sơ sinh tích cực - cả hai điều này đều nhằm làm giảm tử suất và bệnh suất sơ sinh.

Một số thuốc (beta-2-agonist và atosiban) đã được chứng nhận để sử dụng như thuốc điều trị cắt cơn co và chỉ được sử dụng đặc biệt trong điều trị chuyển dạ sinh non (như atosiban). Hầu hết các thuốc chống co thắt có nhiều tác dụng không mong muốn lên nhiều cơ quan, trong thực tế, dựa trên các chứng cứ y học an toàn và hiệu quả, atosiban đã có nhiều chứng cứ được xem là chọn lựa hàng đầu cắt cơn co tử cung trong điều trị SPTL với mục đích ngăn ngừa hoặc trì hoãn chuyển dạ sinh non.

Vào những năm 1960, điều trị dọa sinh non được đề nghị bao gồm: nằm nghỉ một chỗ, bù dịch, giảm đau và cho các thuốc ức chế oxytocine. Đến năm 1970, FDA phê chuẩn ritodrine là beta-1-agonist (isoxsuprine). Năm 1980, xuất hiện tiếp các thuốc cắt cơn co tử cung khác như beta-2-agonist (ritodrine, salbutamol, terbutaline, hexaprenaline, orciprenaline, fenoterol); magnesium sulfate; ức chế tổng hợp prostaglandin (PGSIs) như indomethacin. Đến đầu những năm 1990, công bố của nhóm nghiên cứu chuyển dạ sinh non tại Canada đã đưa ra các cảnh báo sử dụng các thuốc thuộc nhóm beta-2-agonist, cho thấy có sự gia tăng tác dụng không mong muốn nghiêm trọng về tim mạch, phù phổi, đã dẫn đến việc có sự thay đổi dần dần trong điều trị dọa sinh non hoặc không sử dụng điều trị cắt cơn co tử cung bằng beta-2-agonist nữa; hoặc sử dụng các thuốc khác như đối vận receptor oxytocin là atosiban, chẹn kênh canxi (nifedipine) và nitric oxide. Tuy nhiên cho đến nay, dường như chưa có thuốc giảm gò nào tỏ ra có vượt trội về hiệu quả hơn các thuốc còn lại.

Như vậy, ngoài việc chỉ định liệu pháp glucocorticoid nhằm mục đích hỗ trợ phổi cho sơ sinh, các thuốc nào nên được chọn lựa để giúp cho việc trì hoãn chuyển dạ, tạo điều kiện thuận lợi cho liệu pháp glucocorticoid được tiếp nhận và phát huy tối ưu vai trò của mình, đồng thời kịp chuyến tuyến thai phụ đến các trung tâm y tế có săn sóc sơ sinh tích cực? Câu trả lời vẫn còn khá nhiều tranh luận, không phải khó khăn trong lựa chọn theo đặc tính thai phụ và tính ưu việt của từng loại thuốc, mà có lẽ chủ yếu là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, hệ thống và cơ sở y tế cũng như chính sách bảo hiểm của từng quốc gia.

Các thuốc đã được biết đến nhằm giảm gò, bảo vệ não bộ thai nhi, hỗ trợ phổi cho thai:

- Đồng vận beta (ritodrine, terbutaline, salbutamol).

- Đối vận thụ thể oxytocin (atosiban).

- Chẹn kênh canxi (nifedipine, nicardipine).

- Ức chế tổng hợp prostaglandin (indomethacin, sulindac).

- Dẫn chất của nitric oxide (NO donors, GTN).

- Magnesium sulfate.

- Glucocorticoid: cho những bà mẹ có nguy cơ sinh non từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 34 của thai kỳ (betamethasone, dexamethasone).

Hiện nay, do có quá nhiều tác dụng không mong muốn như: run giật, phù phổi, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim, tăng đường huyết… mà nhóm đồng vận bêta hầu như không còn được sử dụng trong điều trị dọa sinh non; năm 2011, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã ra khuyến cáo không sử dụng terbutaline trong điều trị dọa sinh non.

Đối với nhóm ức chế canxi (nifedipine), tác dụng trì hoãn chuyển dạ sinh non trong 7 ngày như nhóm atosiban, có nhiều cải thiện tốt trên sơ sinh hơn nhóm đồng vận beta, tuy nhiên, ngoài các tác dụng phụ ít gặp và có lẽ cũng ít nguy hiểm hơn nhóm đồng vận bêta (táo bón, tiêu chảy, nôn ói, chóng mặt, hạ canxi, hạ huyết áp, tăng nhịp tim…), nifedipine lại gặp một khó khăn là thuốc chỉ được FDA phê chuẩn cho điều trị cao huyết áp chứ không điều trị dọa sinh non, khiến các nhà lâm sàng sản khoa đôi khi thiếu tự tin trong việc chỉ định điều trị dọa sinh non với nifedipine.

Atosiban (Tractocile) hiệu quả làm chậm tiến triển chuyển dạ sinh non trong 7 ngày, cũng như nhóm ức chế kênh canxi, atosiban có lẽ có tác dụng phụ ít nguy hiểm hơn nhóm đồng vận bêta (chóng mặt, buồn nôn, tăng đường huyết, tăng nhịp tim, hạ huyết áp, phản ứng da tại nơi đưa thuốc vào...) và tần số xảy ra các tác dụng phụ này ít gặp, vì vậy hiện tại, atosiban được RCOG khuyến cáo cho điều trị cắt cơn co tử cung. Thêm vào đó, trong khi nifedipine bị chống chỉ định trên các đối tượng bệnh nhân đái tháo đường, có bệnh lý tim mạch đi kèm hoặc đa thai, thì atosiban lại là thuốc giảm gò thích hợp để được lựa chọn cho các đối tượng bệnh nhân trên. Chính vì các ưu điểm đó, so với 2 nhóm đồng vận bêta và ức chế canxi, atosiban dường như được xem là một trong những lựa chọn an toàn cho điều trị dọa sinh non. Hạn chế khi điều trị với atosiban trong dọa sinh non chính là chi phí, do đó, các nhà lâm sàng sản khoa hiện nay vẫn còn cân nhắc chọn lựa giữa atosiban hay ức chế canxi, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Một số thuốc khác như dẫn xuất nitric oxid (Nitroglycerin) qua một số nghiên cứu cho thấy có tác dụng giống ritodrine, tuy nhiên chưa đủ chứng cứ về các tác dụng không mong đợi; còn thuốc ức chế prostaglandin (indomethacin) cũng không đủ chứng cứ y học giúp dự phòng dọa sinh non.

Riêng magnesium sulfate có tác dụng bảo vệ não bộ thai nhi và được chỉ định nhằm mục đích bảo vệ thần kinh của thai nhi và sơ sinh. Cơ chế bảo vệ chưa rõ ràng, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng magnesium sulfate giúp giảm tổn thương não bộ sơ sinh, do đó có thể được chỉ định cho thai phụ với tuổi thai < 30 tuần, dọa sinh non có tiên lượng cuộc sinh xảy ra trong vòng 24 giờ.

Một vài lời kết

Sinh non và các biến chứng của sinh non là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh hàng đầu tại các quốc gia đã phát triển, làm tổn thất một khoản ngân sách không nhỏ cho việc chăm sóc các trẻ sơ sinh non tháng này. Do đó, việc trì hoãn chuyển dạ sinh non có thể giúp giảm tỉ lệ các biến chứng này, đủ thời gian cho liệu pháp glucocorticoid trước sinh có hiệu quả, góp phần làm giảm suất độ và độ nặng của hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, đồng thời cho phép chuyển tuyến đến nơi có đơn vị săn sóc sơ sinh tích cực.

Chẩn đoán cần được làm rõ ràng dựa trên các dấu hiệu lâm sàng có cơn co tử cung gây xóa mở cổ tử cung, các bằng chứng của siêu âm về sự thay đổi chiều dài cổ tử cung và chỉ điểm sinh học fFN có dương tính hay không, để có chiến lược điều trị cụ thể cho các thai phụ có dọa sinh non, chuyển dạ sinh non.

Việc lựa chọn thuốc cắt cơn co tử cung nên được xem xét theo tuổi thai, cơ địa và bệnh lý kèm theo của thai phụ; điều kiện cơ sở y tế; điều kiện tài chính của thai phụ... cần cân nhắc để có một lựa chọn tối ưu, tạo điều kiện thuận lợi trì hoãn chuyển dạ, để đủ thời gian tiếp nhận và phát huy hết hiệu quả của glucocorticoid cho hỗ trợ phổi thai nhi, cũng như kịp thời chuyển viện đến trung tâm có đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực.

Sinh non (preterm birth - PTB) được định nghĩa là sinh ra trước khi đủ 37 tuần thai kỳ (WHO).Một số các thuật ngữ được sử dụng trong chẩn đoán sinh non (Di Renzo và cộng sự, 2006): - SPB (spontaneous preterm birth): sinh non tự phát.- SPTL (spontaneous preterm labor): chuyển dạ sinh non tự nhiên.- PTL (preterm labor): sinh non.- PSROM (preterm spontaneous rupture of membranes): ối vỡ tự nhiên trước ngày dự sinh.- PPROM (preterm premature rupture of membranes): ối vỡ non và thai non tháng, bất thường cổ tử cung (cervical weakness).WHO (2014) phân loại các mức độ sinh non: - Cực non: khi trẻ sinh ra trước 28 tuần tuổi thai.- Rất non: khi trẻ sinh ra từ 28 - 31 tuần tuổi thai.- Non: khi trẻ sinh ra từ 32 - 36 tuần tuổi thai.

BS.CKII. NGUYỄN BÁ MỸ NHI

(Bệnh viện Từ Dũ)

Xử trí để không đau bụng khi đến kỳ kinh

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của các bạn nữ khi đến tuổi dậy thì. Trong những ngày có kinh, nhiều người chỉ có cảm giác hơi khó chịu ở bụng dưới, hơi cương tức ngực,… nhưng đối với một số người có triệu chứng đau tức bụng dưới, đôi khi đau quằn quại kèm theo đau thắt lưng, đau ngực, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng khi hành kinh, có thể do sự co thắt quá độ của tử cung, hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao, một số bệnh lý như: lạc nội mạc tử cung, u dưới niêm mạc tử cung, dính khoang tử cung…

Cơn đau bụng kinh gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt.

Nếu đau bụng kinh diễn ra thường xuyên và kéo dài, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên Sản phụ khoa để khám xác định nguyên nhân và được tư vấn điều trị. Ngoài ra để làm giảm cơn đau bụng kinh có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:

Vệ sinh kinh nguyệt đúng cách

Vào những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng vẫn cần phải tắm, thay rửa thường xuyên bằng nước sạch (mùa lạnh nên dùng nước ấm). Tuyệt đối không dùng nước múc ở ao, hồ, sông, suối. Thay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 - 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước nấu chín còn ấm thay rửa. Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ nên dùng loại có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.

Vận động nhẹ nhàng, tránh căng thẳng

Trong thời gian có kinh, chị em không nên luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, chỉ nên đi bộ và vận động nhẹ nhàng. Tránh căng thẳng, xúc động, nghỉ ngơi thoải mái.

Chế độ ăn uống

Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu để tránh đầy bụng. Tránh ăn các thức ăn chua, cay, nóng,… Không nên uống cà phê, chè đặc, nước có ga,...

Chườm ấm

Giữ ấm cơ thể và chườm ấm vùng bụng là biện pháp hiệu quả làm dịu cơn đau bụng kinh. Bạn có thể dùng túi chườm ấm, miếng khăn đã được làm nóng hoặc đơn giản là một chai nước nóng vừa đủ để chườm lên vùng bụng dưới. Hơi ấm sẽ làm giãn cơ, làm tử cung co bóp dễ dàng, cơn đau sẽ dịu dần.

Dùng thuốc giảm đau

Tuy thuốc giảm đau không thực sự tốt cho cơ thể, nhưng nếu cơn đau ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc bạn có thể dùng thuốc giảm đau. Có nhiều loại thuốc giảm đau bụng kinh có bán tại các nhà thuốc nhưng trước khi dùng bạn cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và cách sử dụng. Dùng thuốc giảm đau chỉ là biện pháp tạm thời, bạn không nên sử dụng thường xuyên và kéo dài.

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa

Xử trí những phiền toái ở vú sau sinh

Sau khi sinh, thai phụ thường có hiện tượng bầu vú căng và đau, sữa không chảy ra được do ống tuyến sữa bị tắc, nứt núm vú và tụt đầu vú... lần đầu làm mẹ, với biết bao bỡ ngỡ, đau nhức, lo lắng. Để không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa cho bé và sức khỏe của mẹ, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn xử trí đúng cách những hiện tượng thường gặp ở bầu vú sau sinh.

Bầu vú căng, đau, tắc tia sữa

Vài ngày sau sinh, bà mẹ cảm thấy vú nóng, nặng và cứng. Sữa bắt đầu được tiết ra, đồng thời ống lym-phô ở tuyến vú và mạch máu căng lên chèn vào các tuyến vú làm các tia sữa trong tuyến vú bị nghẽn lại đôi khi vú căng sữa có cảm giác như nổi cục, mặc dù dịch sữa vẫn được tiết ra. Ðây là hiện tượng căng sữa bình thường, khi người mẹ cảm thấy bầu vú bị cương lên, hơi đau thì nên cho trẻ bú nhiều lần để hút bớt sữa ra, hoặc dùng tay nắn nhẹ vắt sữa ra. Trong vòng 1 - 2 ngày, vú mẹ sẽ tự điều chỉnh theo nhu cầu của trẻ và sẽ hết căng.bà mẹ cho con bú

Nhân viên y tế hướng dẫn bà mẹ cho con bú đúng cách.

Nếu bầu sữa cương cứng, đau, có thể dùng bơm hút sữa hoặc cho trẻ lớn hơn, khỏe hơn bú ngay từ lúc mới tắc, vú sẽ mềm dần.

Nếu vú bị căng to, càng lúc càng to dần, sờ đau, cứng rắn, bề mặt da đỏ, nóng rực, sản phụ có thể hơi hâm hấp sốt... Trong trường hợp này, nên dùng một bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng hai bàn tay ép vào nhau. Vừa ép vừa day sẽ làm tan các vị trí sữa đã đông kết. Bởi vì chỉ có lực day ép mới có tác dụng đối với vị trí tắc nằm ở sâu trong bầu vú và mới có thể làm tan sữa đã đông kết, day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 lần, rồi lại làm ngược lại, làm nhiều lần. Mặt khác vừa day, vừa chườm ấm bầu vú giúp cho sữa đông kết tan dần, tình hình sẽ dần được cải thiện và bạn có thể sử dụng kết hợp với máy hút sữa để hút sữa ra.

Hiện nay, một số bệnh viện, có sử dụng đèn hồng ngoại và đèn chiếu ánh sáng xanh giảm tác động của việc tắc tia sữa, cương sữa, giúp thông tia, làm mềm bầu vú. Do vậy trong trường hợp cấp thiết, thai phụ nên đến bệnh viện để thầy thuốc thăm khám và xử trí kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có.

Nứt núm vú và tụt đầu vú

Thông thường đầu vú nhô cao lên trên bề mặt của quầng thâm bầu vú. Khi mang thai, đầu vú càng to hơn, càng nhô hẳn lên. Trường hợp nếu đầu vú tụt sâu vào trong, trẻ sẽ không thể bú được. Sữa bị tích đọng trong vú gây tắc tia sữa, viêm tuyến sữa. Do đó, trong thai kỳ, thai phụ cần chăm sóc bầu vú cẩn thận, lau rửa sạch đầu vú bằng nước sạch mỗi ngày. Nếu thấy đầu vú tụt vào, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ đầu vú ra ngoài, công việc này cần thực hiện đều đặn và làm hằng ngày. Sau khi sinh, nếu đầu vú tụt vào trong, ảnh hưởng đến việc bú sữa của trẻ và sức khỏe của mẹ, có thể dùng bơm hút để hút sữa ra. Nếu núm vú bị xước hoặc rạn nứt thì nên làm ẩm ướt đầu vú bằng dầu cá, dầu gấc bôi lên đầu vú. Không rửa vú bằng xà phòng và không bôi cồn.

Viêm tuyến sữa

Trong thời kỳ cho con bú thai phụ rất dễ bị viêm tuyến sữa do vi khuẩn xâm nhập vào mô vú gây ra, thông qua vết nứt trên núm vú. Đó là khi thai phụ cho con bú không đúng cách, sữa tích tụ lại. Tư thế cho bú không đúng làm trẻ khó bú, khiến trẻ không nhận được sữa, trẻ có thể làm tổn thương vùng da (nứt) đầu núm vú do trẻ day đi day lại hoặc lôi kéo núm vú; hoặc do núm vú tụt vào hoặc bằng phẳng quá, trẻ sẽ cắn mút đầu vú, hình thành nên những vết thương nhỏ và loét rộng ra, hoặc do sản phụ phải nặn sữa nhưng chưa biết cách nặn khiến núm vú bị tổn thương tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập được vào tuyến sữa qua vết nứt của đầu vú dẫn đến viêm tuyến sữa.

Biểu hiện chủ yếu khi bị viêm tuyến sữa là bên vú bị viêm, sưng, ấn thấy đau, sữa tiết ra không thông suốt, da vú hơi đỏ, người bệnh có cảm giác sốt, sợ rét. Nặng hơn sẽ sốt, đau đớn rất khó chịu, tuyến sữa có mủ,... Nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến biến chứng bại huyết, áp-xe vú... Do đó các bà mẹ cần chú ý ngay từ khi có biểu hiện sữa không thông (tắc tia sữa), vú cương đau, khi cho con bú cần dùng tay hoặc dùng dụng cụ hút sữa hút hết sữa thừa còn lại ở hai bên vú, vệ sinh vú thường xuyên trước khi cho trẻ bú. Nếu đầu vú đã bị nứt, bầu vú sưng đỏ, sốt,... thì tạm thời dừng cho con bú và đi khám ngay để bác sĩ chỉ định dùng thuốc chữa viêm, không nên để kéo dài tránh biến chứng.

Lời khuyên của thầy thuốcViệc cho con bú sau sinh thường hay gặp những phiền toái nhất định, sữa lưu ứ lại trong vú mẹ gây nên những trục trặc ở núm vú và bầu vú. Khi vú quá căng, một phần do các mô bị phù nề làm cản trở lưu thông sữa, ống dẫn sữa đã bị tắc.Một phần do trẻ ngậm bắt vú không đúng cách, cữ bú ngắn, nên sữa đã không được hút ra tốt. Vậy để tránh được những trục trặc ở bầu vú sau sinh, các bà mẹ cần chú ý đến việc cho trẻ ngậm bắt vú đúng cách: Khi cho con bú, các bà mẹ bế trẻ ở tư thế thoải mái, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ, miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đến bao quang núm vú, cằm tỳ vào bầu vú mẹ. Trẻ bú đúng cách sẽ giúp mẹ không bị đau rát, không bị nứt núm vú, không căng tức sữa, cải thiện sự lưu thông của sữa giảm đau nhức, viêm tuyến vú. Trẻ bú đúng sẽ giúp trẻ nhận được nhiều sữa, chắc chắn trẻ sẽ lớn lên khỏe mạnh, thông minh và phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần thông qua sữa mẹ.

ThS. Lê Thị Hương

Những điều cần biết về nguyên nhân gây sảy thai

Chất lượng trứng và tinh trùng kém

Trứng và tinh trùng không thể phát triển đầy đủ nếu dinh dưỡng kém hoặc tuổi cao. Không hấp thu đủ một số khoáng chất như kẽm hoặc selen và những vitamin, khoáng chất khác trong chế độ ăn có thể làm giảm chất lượng trứng và tinh trùng. Phụ nữ thậm chí có thể bị sảy thai nếu tinh trùng không tốt. Do vậy hãy tập trung vào chế độ ăn của bạn.

Suy giáp

Nếu bạn có tuyến giáp hoạt động kém, điều này có nghĩa các hormon tuyến giáp không được tiết ra đủ trong cơ thể, do đó có thể gây sảy thai nhiều lần và thậm chí là khó khăn trong việc thụ thai.

Đường huyết cao

Ở một số phụ nữ mang thai, lượng đường huyết cao bất thường nhưng không được phát hiện. Đường huyết tăng có thể dẫn tới sảy thai. Vì vậy, hãy kiểm tra đường huyết khi mang thai để tránh các biến chứng và sảy thai.

Các rối loạn miễn dịch

Đôi khi, lý do gây sảy thai có thể rất phức tạp. Điều này có nghĩa có vấn đề với một số enzym có tên là các enzym phospholipid. Trong trường hợp này, một số cục máu đông nhỏ có thể được hình thành trong máu của người mẹ làm chết thai. Để chẩn đoán, bạn cần làm xét nghiệm máu (xét nghiệm kháng phospholipid).

Bất thường nhiễm sắc thể

Ở một số phụ nữ có tình trạng được gọi là chuyển đoạn cân bằng. Tình trạng này hiếm gặp nhưng có thể gây sảy thai nhiều lần. Trong bệnh này, một số đoạn của một nghiễm sắc thể có thể bị phân chia và dính vào nhiễm sắc thể khác, gây bất thường trong trứng và kết quả là gây sảy thai. Trong trường hợp này, người phụ nữ phải kiên trì và nhiều khả năng sẽ có thai kỳ khỏe mạnh.

Thói quen gây hại

Nếu người phụ nữ có những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên. Ăn những thực phẩm không lành mạnh cũng có thể gây sảy thai.

Chấn thương

Bất cứ căng thẳng về tinh thần hoặc thể chất nào đều có thể khiến bạn rơi vào trạng thái sốc, gây sảy thai. Trong một chấn thương thể chất, người mẹ có thể mất con và trong những căng thẳng tinh thần tột độ, các hormon stress có thể tấn công tử cung gây sảy thai.

BS Cẩm Tú

(Theo Boldsky)

Dời ngày “đèn đỏ” thế nào để tránh thai?

Tháng trước em có kinh ngày 23, tháng này do có việc bận nên em muốn dời ngày kinh (kinh nguyệt của em là 28 ngày) nên em uống thuốc từ ngày 20-29 thì dừng và ngày 30 vợ chồng em có quan hệ, vậy em có thai không?

Linh (trankhanhlinh220595@gmail.com)

Thuốc uống tránh thai ngoài tác dụng tránh thai, trong sản khoa còn dùng điều trị tạo vòng kinh nhân tạo, uống để dời ngày kinh nguyệt... Theo nguyên tắc, khi dùng thuốc tránh thai hằng ngày thì ngày nào cũng phải uống mới có tác dụng tránh thai và được khuyến cáo uống vào ngày thứ 3 sau khi thấy kinh. Còn trường hợp của em là uống để dời ngày kinh nên nếu đang uống mà ngừng không uống nữa khoảng một vài ngày sau sẽ thấy kinh nguyệt. Theo thư em thì em chỉ uống thuốc có 10 ngày (từ 20-29) lại ngừng thì chỉ có tác dụng dời ngày kinh chứ không thể tránh được thai. Vì vậy nếu thấy trễ kinh 7-10 ngày em cần kiểm tra bằng que thử hoặc siêu âm xem có thai không để có cách giải quyết thai ngoài ý muốn sớm.

BS. Kim Oanh

Truyền hình trực tuyến: Giảm bốc hoả, khô hạn, rụng tóc ở phụ nữ 40+

Mời các bạn theo dõi chương trình

Ở tuổi tiền mãn kinh 40+, mãn kinh 50+, buồng trứng lão hóa làm nội tiết tố nữ suy giảm, khiến chị em gặp nhiều rối loạn về tâm lý và sinh lý như khô âm đạo, bốc hỏa, giảm trí nhớ, mất ngủ và trầm cảm, mất ham muốn tình dục…

Nội tiết tố nữ estrogen có vai trò quan trọng cho sức khỏe phụ nữ. Sự thiếu hụt estrogen khiến cơ thể có nhiều thay đổi và ở mỗi độ tuổi có ảnh hưởng khác nhau.

Tình trạng thiếu estrogen có thể xảy ra ở mỗi độ tuổi khác nhau từ độ tuổi dậy thì, độ tuổi sinh sản, nhưng thường xảy ra ở phụ nữ bước sang giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây là điều không thể tránh khỏi do sự lão hóa của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung.

Sự thiếu hụt trong giai đoạn này gây ra nhiều rối loạn về sinh lý, làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe phụ nữ. Loãng xương và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, thận luôn đe dọa cuộc sống chị em. Làn da bị nám, sạm đen và nhăn nheo, chùng xuống.

Vậy làm sao để khắc phục những khó chịu này để giúp chị em có được cuộc sống khỏe đẹp?

Nhằm cung cấp cho bạn đọc những kiến thức mới nhất về cách phòng, phát hiện và điều trị các bệnh thường gặp ở phụ nữ tuổi 40+; đồng thời giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xung quanh vấn đề này, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống tổ chức buổi Tư vấn Truyền hình trực tuyến “Giảm bốc hoả, khô hạn, rụng tóc ở phụ nữ 40+”.

Khách mời tham dự chương trình gồm:

PGS.TS. Vũ Bích Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa- Trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia


Buổi tư vấn sẽ được truyền hình trực tuyến trên Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn), trên kênh Youtube, fanpage Y tế Việt Nam và fanpage của báo Sức khỏe&Đời sống bắt đầu từ: 14h00, thứ Năm, ngày 8/12/2016.

Bạn đọc có thể gửi câu hỏi về tòa soạn ngay từ bây giờ theo địa chỉ:

Email: bandientuskds@gmail.com

hoặc gọi theo số 0961092959 trong thời gian diễn ra chương trình

Hoặc điền vào mẫu phía dưới trang.

Báo điện tử Sức khoẻ&Đời sống (Suckhoedoisong.vn) trân trọng cảm ơn PGS. TS Lưu Thị Hồng, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Vũ Bích Nga, Phó trưởng Khoa Nội tổng hợp, Viện trưởng Viện Đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hóa- Trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhận lời tham gia chương trình.

Mời độc giả tham gia chương trình tương tác truyền hình trực tuyến

Khán giả tương tác với chương trình:1. LikeFanpageBáo Sức khoẻ và đời sống2. Sharelinksự kiện của chương trình.3. Trả lời câu hỏi của chương trình chính xác và nhanh nhất.

Những khán giả có câu trả lời chính xác nhất và nhanh nhất sẽ được chúng tôi công bố ngay trong chương trình này.

Câu hỏi 1: Thiếu hụt nội tiết tố nữ gây ra những ảnh hưởng gì đối với sức khoẻ phụ nữ?

A. Bệnh tự miễn

B. Rối loạn tâm lý và sinh lý

C. Bệnh tim mạch

Đáp án đúng: Đáp án B

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Minh Hằng ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 01 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 2: Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh?

A. Do sự lão hoá của các cơ quan sinh sản như buồng trứng, tử cung

B. Do vận động nhiều

C. Do ngồi nhiều, ít vận động

D. Tất cả các yếu tố trên

Đáp án đúng: đáp án A

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Ánh Nguyệt ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 02 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Câu hỏi 3: Câu hỏi 3: Để tăng cường nội tiết tố nữ estrogen, chị em cần làm gì?

A. Tự uống thuốc bổ sung nội tiết tố nữ

B. Bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ và có chế độ luyện tập hợp lý

Đáp án đúng: B

CHÚC MỪNG ĐỘC GIẢ CÓ FACEBOOK LÀ Bếp Nhà Nhím Kem ĐÃ TRÚNG THƯỞNG C U HỎI SỐ 03 CỦA CHƯƠNG TRÌNH.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Amanda đã đồng hành cùng chương trình!

Sản nang là gì?

Tôi 45 tuổi, đang ở giai đoạn tiền mãn kinh. Tôi thường xuyên kiểm tra sức khỏe của mình, nhất là vùng ngực, vì biết rằng ở độ tuổi này rất dễ mắc ung thư vú. Khoảng 3 tháng gần đây ở cả hai bên ngực tôi xuất hiện một nang mềm, không đau. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị dị sản nang. Xin bác sĩ giải thích rõ hơn về căn bệnh này.

Dương Thanh Hoa (Nghệ An)

Dị sản sợi - nang, bệnh Reclus, dị sản nang - hay dân gian vẫn gọi bệnh “cục hạch” là bệnh u nang lành tính mà phụ nữ trung niên rất dễ mắc. Các cục hạch (nang) chứa đầy dịch này thực chất là một hốc do một đoạn của ống dẫn sữa nở ra. Số lượng nang này nhiều hay ít tùy người và tùy lúc. Thường thì kích thước lớn nhỏ không đều, đường kính từ vài mm đến vài cm hoặc to hơn. Các nang này không đau và rất khó phát hiện. Chỉ có các nang chứa nhiều dịch, to đến một mức nào đó hoặc nằm sát dưới da thì mới sờ thấy. Phần lớn người bệnh tự phát hiện thấy khi nằm sấp đè lên ngực hay chà xát trong lúc tắm, vì những lúc đó nang vú căng lên. Tuy một số trường hợp các nang này sẽ biến mất khi mãn kinh hoàn toàn nhưng nếu nghi là bị nang tuyến vú, chị em nên đi khám sớm. Nếu đúng là bị dị sản nang, bác sĩ sẽ dùng kim chọc rút dịch. Khi rút dịch, nang sẽ xẹp đi và hiếm khi tái phát lại. Nhưng nhiều trường hợp sẽ mọc nang mới ở chỗ khác trong vú hoặc ở bên kia vú.

BS. Trần Phương Thu

8 thói quen khiến thời kỳ kinh nguyệt trở nên tồi tệ

1. Quên uống thuốc tránh thai

Quên dùng thuốc tránh thai và cần phải tăng gấp đôi liều trong ngày tiếp theo hoặc quên một vài lần trong kỳ có thể làm rối loạn kinh nguyệt. Hàm lượng hormon thay đổi thất thường có thể khiến kinh nguyệt xuất hiện bất thường.

Điều tương tự có thể xảy ra nếu bạn thay đổi các loại thuốc tránh thai nhanh chóng.

2. Ăn thực phẩm nhiều muối và chất béo

Tất nhiên, bạn có thể thèm những loại thực phẩm này trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu bạn bị trướng bụng và đau bụng, tốt nhất là nên hạn chế. Thực phẩm nhiều muối làm tăng khả năng giữ nước và có thể gây trướng bụng đầy hơi.

Nhiều sản phẩm từ động vật chứa axit arcidonic hoặc axit béo không bão hòa và bạn cần hạn chế những sản phẩm này vì chúng có thể làm tăng sản xuất prostaglandin, là các chất hóa học khiến tử cung bị co hẹp lại gây nên những cơn đau trong kỳ kinh.

3. Thiếu ngủ

Nếu bạn không ngủ đủ, cơ thể sẽ giải phóng nhiều hormon stress cortisol, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến yên. Tuyến yên điều chỉnh nội tiết tố, vì vậy điều này có thể có tác động lớn tới chu kỳ kinh nguyệt, gây ra tình trạng kinh nguyệt thất thường. Do sự mất cân bằng hormon, kì kinh có thể kéo dài hơn hoặc gây đau nhiều hơn bình thường.

Tập thể dục cường độ mạnh có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn kinh nguyệt.

4. Không kiểm soát được căng thẳng

Tương tự như các rối loạn về giấc ngủ, mức độ căng thẳng, đặc biệt là trong những trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tuyến yên và có khả năng ảnh hưởng tới kinh nguyệt. Bởi vậy bạn cần kiểm soát không được để căng thẳng quá mức.

5. Mặc sai áo ngực

Những thay đổi hormon có thể khiến bạn bị đau ngực trong thời kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, để tránh cho tình trạng này tồi tệ hơn, bạn cần mặc áo ngực vừa vặn để có thể thoải mái trong mọi hoạt động. Thậm chí bạn có thể tìm các loại áo ngực thể thao vì chúng giúp giảm đau ngực hoặc có thể dùng thuốc tránh thai chứa hormon.

6. Uống nhiều caffein

Caffein gây co mạch hoặc thu hẹp các mạch máu. Chất này làm giảm cung cấp máu cho lớp niêm mạc và cơ của tử cung. Điều này có thể gây đau nhiều hơn trong kỳ kinh. Vì vậy, tốt nhất là nên cắt giảm lượng cà phê cũng như những đồ uống chứa nhiều caffein trong thời kỳ kinh nguyệt.

7. Hút thuốc

Thuốc lá cũng gây co mạch. Nicotine ức chế máu lưu thông tới tử cung. Nghiên cứu kiểm soát về thuốc lá năm 2014 trên 9.000 phụ nữ phát hiện ra rằng những người từng hút thuốc dễ có nguy cơ bị đau kéo dài trong các kỳ kinh nguyệt cao hơn 33% so với những người không hút thuốc và những người hút thuốc lá hiện nay có nguy cơ bị đau thường xuyên cao hơn 41%. Đây là một lý do nữa để cai thuốc nếu bạn đang hút.

8. Tập thể dục cường độ mạnh

Tập thể dục rõ ràng rất tốt cho sức khỏe nhưng cần cân nhắc với những bài tập cường độ mạnh. Tập thể dục cường độ mạnh có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn kinh nguyệt vì nó ảnh hưởng tới nội tiết tố, dẫn đến kì kinh bất thường, khó chịu.

BS Nhật Nguyệt

(Theo SE)

Trẻ sơ sinh của bà mẹ đái tháo đường: Không chỉ vấn đề đường huyết

(Tiếp theo kỳ trước)

Những biến chứng ở trẻ sơ sinh có bà mẹ bị ĐTĐ

Phát triển:

Kiểm soát đường huyết của mẹ kém có thể tiên đoán được trẻ sơ sinh sẽ nặng cân (cân nặng lúc sinh lớn hơn 90 bách phân vị hay > 4.000g ở trẻ đủ tháng). Tần suất khoảng 15 - 45% thai kỳ ĐTĐ. Sau sinh, mỗi trẻ nên vẽ biểu đồ về cân nặng, chiều cao, vòng đầu trên đường cong phát triển. Tuy nhiên, nhiều trẻ sinh ra từ bà mẹ bình thường cũng có thể lớn cân hơn so với tuổi thai, nhưng trẻ IDM gia tăng khối lượng mỡ nên có cân nặng cao bách phân vị hơn so với chiều dài và vòng đầu so với tuổi thai. Trẻ IDM bị chậm tăng trưởng trong tử cung cũng nên vẽ lên biểu đồ tăng trưởng để đánh giá mức độ suy dinh dưỡng. Những dấu hiệu lâm sàng của những trẻ này bao gồm: thể trạng suy kiệt, khối lượng mỡ và protein cơ thể giảm. Trẻ có chỉ số chu vi cánh tay/ vòng đầu bất thường có nguy cơ cao rối loạn chuyển hóa và diễn tiến nên được theo dõi sát sao.

Trẻ sơ sinh của bà mẹ đái tháo đườngSau sinh, trẻ IDM trải qua một giai đoạn ngưng đột ngột sự cung cấp glucose từ mẹ

Chuyển hóa glucose:

Sau sinh, trẻ IDM trải qua một giai đoạn ngưng đột ngột sự cung cấp glucose từ mẹ, trong khi đó, mức insulin vẫn còn cao do sự tăng đường huyết trước đó, dẫn đến trẻ dễ dàng bị hạ đường huyết. Có đến 50% trẻ IDM gặp phải hạ đường huyết sau sinh. Hạ đường huyết thường gặp ở trẻ IDM lớn cân so với tuổi thai hay nhỏ cân so với tuổi thai hơn là những trẻ IDM nhưng có cân nặng phù hợp với tuổi thai. Ngưỡng thấp nhất của đường huyết trẻ IDM xảy ra khoảng từ 1 - 3 giờ tuổi. Hiện tại, định nghĩa hạ đường huyết vẫn còn đang tranh cãi nhưng người ta vẫn khuyến cáo rằng với những trẻ có nguy cơ, phải được tầm soát và nên điều trị khi trẻ có mức đường huyết < 40 mg/dL.

Ngưỡng thấp nhất của đường huyết trẻ IDM xảy ra khoảng từ 1 - 3 giờ tuổi

Phản ứng hạ đường huyết ở trẻ IDM có khuynh hướng xảy ra trong 2 giờ sau sinh và kéo dài đến 72 giờ tuổi, thậm chí đến 1 tuần. Hạ đường huyết ở trẻ IDM có chậm tăng trưởng trong tử cung là do giảm dự trữ glycogen ở gan hơn là sự tăng insulin máu.

Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm: run giật, đổ mồ hôi, ngưng thở hay thở nhanh, khóc yếu, giảm trương lực cơ, nặng có thể co giật, tăng động, suy hô hấp.

Mục tiêu đầu tiên là ngăn ngừa hạ đường huyết xảy ra bằng cách kiểm soát tốt nồng độ glucose trong suốt thai kỳ, do đó, giảm sự tăng sản insulin của tế bào đảo tụy. Trẻ IDM nên được theo dõi sát vấn đề hạ đường huyết, đặc biệt là những trẻ to cân và chậm tăng trưởng trong tử cung. Việc tầm soát tất cả các trẻ IDM, cũng như gửi tất cả các trẻ này đến khoa dưỡng nhi là không cần thiết. Cần đánh giá nguy cơ của chúng dựa trên tiền sử mẹ và tình trạng thai nhi trước và hiện tại để khu trú theo dõi. Đối với trẻ nguy cơ cao, theo dõi glucose máu hàng giờ trước cữ bú đầu tiên. Sau đó, kiểm tra đường huyết trước mỗi cữ bú trong nhiều cữ kế tiếp. Cho trẻ bú sớm là rất quan trọng, đối với những trẻ ổn định có đường huyết bình thường thì không cần xử trí.

Bất thường chức năng tim có thể gặp đến 30% những trẻ IDM

Chuyển hóa canxi và magie:

Hạ canxi huyết và magie huyết xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh, chiếm đến 50% trẻ IDM. Những trẻ IDM có suy hô hấp và ngạt thì nguy cơ cao hơn. Trong giai đoạn chuyển tiếp, sự cung cấp canxi bị giảm trong khi mức hoóc-môn tuyến cận giáp thai nhi thấp ở cuối thai kỳ, mức calcitonin vẫn còn cao và sự thay đổi có thể có của chuyển hóa vitamin D làm xáo trộn tình trạng canxi nội mô. Những ảnh hưởng này có thể xảy ra trong 24 - 72 giờ đầu làm cho trẻ dễ rơi vào hạ canxi huyết sớm. Hệ thống hoóc-môn tuyến cận giáp trở nên hoạt động lại sau 72 giờ. Tuy nhiên, sự trì hoãn điều hòa của hoóc-môn tuyến cận giáp ở trẻ IDM hoàn toàn độc lập với có hay không có sự xuất hiện của ngạt chu sinh.

Hạ magie máu được định nghĩa khi nồng độ magie máu <1,5 mm/dL. Hạ magie máu có thể là biến chứng của hạ canxi máu ở trẻ IDM và làm cho việc điều trị hạ canxi máu gặp nhiều khó khăn.

Dấu hiệu và triệu chứng của hạ canxi máu và magie máu trẻ sơ sinh là tương tự với những dấu hiệu và triệu chứng của hạ đường huyết. Chúng xuất hiện lúc 24 - 72 giờ tuổi sau so với triệu chứng hạ đường huyết.

Chỉ những trẻ IDM bị hạ canxi huyết có triệu chứng mới được điều trị với canxi gluconate 10% bơm thật chậm, đường thích hợp là qua catheter trung tâm. Điều trị hạ canxi hiếm khi thành công nếu không điều trị hạ magne đi kèm.

Hạ magne có triệu chứng được điều trị với magnesium sulfate 5% liều 0,5 - 2,5 mL/kg truyền hơn 1 giờ. Khi truyền, cần theo dõi sát nhịp tim và siêu âm tim vì nguy cơ block tim, chậm nhịp dai dẳng và hạ huyết áp.

Tình trạng huyết học:

Đa hồng cầu được định nghĩa khi nồng độ hemoglobin > 20 g/L và Hct > 65%. Đa hồng cầu xuất hiện khoảng 20 - 30% trẻ IDM sau sinh. Khi đánh giá đa hồng cầu, dựa vào xét nghiệm lấy máu gót chân là không chính xác vì mẫu này sẽ cho kết quả giả tạo cao. Những triệu chứng của đa hồng cầu là những biểu hiện của tăng độ nhớt máu. Vì chúng ta không đo độ nhớt máu nên những chỉ số hồng cầu được coi như dấu hiệu của tăng độ nhớt máu và những nguy cơ liên quan. Sự tăng tạo hồng cầu mạn tính dẫn đến đa hồng cầu - chính điều này làm trẻ tăng nguy cơ đột quị, co giật, viêm ruột hoại tử, huyết khối thận ở trẻ IDM.

Trẻ sơ sinh của bà mẹ đái tháo đường90% những trẻ IDM lớn cân so với tuổi thai có bất thường trong chuyển hóa sắt sau sinh

Trẻ IDM đa hồng cầu có sắc hồng sậm, phản xạ chậm chạp, lừ đừ. Sự quánh đặc của độ nhớt máu trong não có thể gây ra cho trẻ những triệu chứng như: bứt rứt, run giật, khóc the thé hay khóc yếu.

Sự quánh đặc ở giường mao mạch của thận, ruột, phổi có thể xảy ra rầm rộ hay âm thầm. Huyết khối tĩnh mạch thận là thường gặp hơn cả ở trẻ IDM và trẻ xuất hiện tiểu máu, có thể khám được 1 khối u vùng hông, giảm tiểu cầu và tăng huyết áp. Sự quánh đặc tại ruột có thể biểu hiện với ăn không tiêu, viêm ruột hoại tử diễn tiến nhanh, tại giường mao mạch phổi có thể biểu hiện bởi tình trạng cao áp phổi tồn tại và làm cho trẻ IDM suy hô hấp nặng nề.

Xét nghiệm ban đầu nên có Hct và tiểu cầu đếm ngay sau sinh. Sau đó, Hct theo dõi mỗi ngày trong 3 ngày đầu bởi thường gặp sự gia tăng trong 3 ngày này. Giảm số lượng tiểu cầu ở trẻ IDM đa hồng cầu là dấu hiệu chỉ điểm của tình trạng sự đặc quánh rất nặng và huyết khối ở bất kỳ giường mao mạch nào ở trẻ đa hồng cầu.

Việc điều trị trẻ sơ sinh đa hồng cầu và tăng độ nhớt máu nên dựa trên triệu chứng lâm sàng hơn là chỉ số Hct. Giữa Hct và độ nhớt máu không có mối liên quan tất yếu ở từng cá thể. Do đó, những trẻ có Hct < 65% có thể có triệu chứng lâm sàng, trong khi những trẻ có Hct > 65% nhưng vẫn không có triệu chứng. Trẻ không có triệu chứng với Hct 65 - 70% nên thêm nước bằng truyền dịch ở tốc độ ít nhất 100 mg/kg/ngày và theo dõi Hct hằng ngày trong 3 ngày đầu. Trích máu một phần nên được làm nếu trẻ có triệu chứng hay Hct gia tăng mặc dù điều trị. Tất cả những trẻ có triệu chứng, không kể Hct, và tất cả trẻ IDM với Hct > 70% cần được trích máu ngay lập tức để pha loãng độ nhớt máu.

Thiếu sắt:

Những nghiên cứu cho thấy rằng 65% trẻ IDM và lên đến 90% những trẻ IDM lớn cân so với tuổi thai có bất thường trong chuyển hóa sắt sau sinh.

Trẻ thiếu sắt tăng nguy cơ bất thường về phát triển tâm thần vận động. Trên động vật, người ta đã chứng minh được thiếu máu trong giai đoạn thai kỳ và sớm sau sinh sẽ ảnh hưởng đến sự myelin hóa thần kinh; chuyển hóa năng lượng não và chuyển hóa chất trung gian thần kinh monoamine. Thiếu máu chu sinh dường như làm cho trẻ sơ sinh dễ bị tổn thương não như tăng nguy cơ bệnh lý não cấp tính hay mạn tính do thiếu oxy máu.

Điều trị sắt trong giai đoạn sơ sinh không bao giờ hiệu quả tối ưu bởi vì trẻ không thiếu máu và sự dư thừa của sắt cạn đi cũng từ từ. Sự tái phân bố tự nhiên của sắt xảy ra vì trẻ IDM có sự phá hủy các hồng cầu sau sinh và giải phóng sắt đến những cơ quan bị thiếu.

Chức năng tim phổi:

Trẻ IDM rất dễ mắc phải triệu chứng hô hấp trong giai đoạn sơ sinh do hội chứng suy hô hấp thiếu surfactant hoặc chậm hấp thu dịch phổi sau sinh mổ. Những trẻ này dễ mắc hội chứng suy hô hấp (RDS) hơn những trẻ sinh ra có cùng tuổi nhưng bà mẹ không bị đái tháo đường. Nguy cơ này gia tăng và tồn tại cho đến khi trẻ xấp xỉ 38 tuần tuổi thai. RDS xảy ra thường ở trẻ IDM là bởi sự trưởng thành muộn của tế bào phế nang type 2. Insulin được cho là ức chế sự tác động trưởng thành của cortisol, dẫn đến sự sản xuất mù mờ của dipalmityl lecithin. RDS được biểu hiện bởi mất thể tích phổi đi kèm với xẹp phổi vi thể.

Bất thường chức năng tim có thể gặp đến 30% những trẻ IDM và tính luôn cả phì đại vách liên thất và bệnh lý cơ tim; 10% suy tim. Phì đại vách liên thất liên quan trực tiếp đến mức độ tăng đường huyết của mẹ, thai nhi và sự kết hợp của tăng insulin huyết gây tăng sự tích trữ glycogen. Phì đại vách liên thất thường thấy đi kèm với bệnh cơ tim, bởi nó dẫn đến hẹp dưới van động mạch chủ và có thể làm suy giảm sức co bóp cơ tim. Mặc dù phì đại vách liên thất và bệnh cơ tim có thể phát hiện cùng lúc nhưng điểm xuất phát của chúng không cùng lúc vì nguyên nhân bệnh cơ tim có thể gây ra bởi những nguyên nhân khác như thiếu sắt.

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ IDM kèm phì đại vách liên thất thường biểu hiện lâm sàng với những triệu chứng của tắc nghẽn đường ra thất trái. Sự mất nước và tăng độ nhớt máu trong bệnh cảnh đa hồng cầu làm nặng nề thêm những triệu chứng trên. Dựa trên mức độ tổn thương mà việc điều trị thay đổi từ theo dõi sát cho đến những hỗ trợ đầy đủ về tim mạch và hô hấp cho trẻ bị suy tim. Thuốc vận mạch (inotrope) và giảm thể tích làm nặng nề thêm tình trạng này, trong khi ức chế beta làm giảm tắc nghẽn đường thoát. Nhìn chung, những tổn thương này có thể thoáng qua và giải quyết trong một vài tuần đến vài tháng.

Chuyển hóa bilirubin:

Trẻ IDM có nguy cơ cao vàng da tăng bilirubin máu do bệnh đa hồng cầu, sự tạo máu không hiệu quả, sự non yếu trong kết hợp bilirubin tại gan và sự thải trừ kém. Trẻ IDM có khối lượng hồng cầu lớn hơn nên tạo ra nguồn bilirubin cao hơn 30% so với bình thường nên đòi hỏi phải có sự gắn kết và thải trừ ở gan. Nồng độ bilirubin nên được theo dõi bắt đầu trong 24 giờ đầu và cần theo dõi sát đến 5 ngày.

Chức năng thần kinh:

Trẻ IDM có thể xuất hiện những bất thường thần kinh cấp tính thứ phát từ những rối loạn hệ thần kinh trung ương. Những thay đổi này xảy ra là hậu quả của ngạt chu sinh, bất thường glucose - điện giải, độ quánh đặc của máu trong bệnh đa hồng cầu và chấn thương lúc sinh. Thời gian xuất hiện triệu chứng có thể cung cấp những gợi ý cho nguyên nhân bệnh. Những triệu chứng xuất phát từ suy thai chu sinh hay hạ đường huyết điển hình khởi đầu trong 24 giờ đầu sau sinh, trong khi những triệu chứng hạ canxi và magie xuất hiện trong khoảng 24 - 72 giờ. Nguy cơ co giật do ngạt lúc sinh thường đạt mức đỉnh điểm lúc 24 giờ tuổi.

Triệu chứng não có thể gồm: co giật, run chi, lừ đừ, thay đổi trương lực cơ và rối loạn vận động. Dây thần kinh tủy sống cũng dễ bị sang chấn lúc sinh biểu hiện bởi các triệu chứng như liệt đám rối thần kinh cánh tay.

Trẻ IDM lớn cân đặc biệt dễ bị ngạt lúc sinh là vì hậu quả của thai nhi quá to dễ nguy cơ kẹt vai trong lúc sinh, do bản thân nội tại của trẻ IDM có giảm oxy máu, bệnh cơ tim và thiếu sắt ở mô. Ba yếu tố trên có thể làm giảm sự chịu dựng của trẻ IDM đối với những stress lúc sinh và có thể hạn chế sự đáp ứng của trẻ đối với việc hồi sức.

Nhìn chung, việc điều trị bao gồm sửa chữa những rối loạn chuyển hóa và huyết học trước khi điều trị thuốc chống co giật. Điều trị những rối loạn tiềm ẩn thường đẩy lùi co giật và không tái phát.

Những di chứng lâu dài của trẻ có bà mẹ bị ĐTĐ

Vấn đề chính cần giải quyết về nguy cơ lâu dài của trẻ IDM là béo phì, đái tháo đường, những di chứng thần kinh và tình trạng thiếu sắt. Không có bằng chứng đủ mạnh để chứng minh rằng những trẻ sơ sinh lớn cân so với tuổi thai sẽ phát triển thành những trẻ béo phì và người lớn béo phì. Hầu hết trong số đó, chúng dường như sẽ trở về đường cong tăng trưởng bình thường của chủng dân số chung. ĐTĐ có yếu tố di truyền nên những trẻ IDM sẽ dễ mắc phải ĐTĐ trong cuộc sống sau này.

Trẻ IDM có nguy cơ cao chậm phát triển về nhận thức và vận động trong cuộc sống. Tiên lượng của trẻ IDM có co giật giai đoạn sơ sinh phụ thuộc nguyên nhân gây co giật. Những trẻ có co giật thứ phát do rối loạn chuyển hóa (hạ đường huyết, hạ canxi huyết) có khoảng 10 - 50% nguy cơ bất thường sự phát triển thần kinh sau này; 80% những trẻ co giật do bệnh não thiếu oxy sẽ chậm phát triển về tâm thần kinh.

Những tiến bộ trong điều trị bà mẹ ĐTĐ đã làm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật cho trẻ sơ sinh. Vì hầu hết bệnh tật về mặt dịch tễ và bệnh sinh có liên quan chặt chẽ với tăng đường huyết và insulin ở thai nhi nên sự kiểm soát đường huyết tích cực phải được đảm bảo. Mặc dù tỉ lệ biến chứng đã thấp hơn những thập kỷ trước nhưng lại có sự trỗi dậy mạnh mẽ của trẻ IDM ngày càng nhiều vì ngày càng có nhiều thanh thiếu niên béo phì và chúng sẽ bước vào thời kỳ sinh đẻ. Điều này sẽ dẫn đến tần suất mắc hội chứng chuyển hóa X (kháng insulin và ĐTĐ týp II ở người lớn) gia tăng. Biểu hiện sớm của hội chứng này có thể là bất dung nạp glucose trong thai kỳ ở phụ nữ béo phì không có ĐTĐ. Do đó, các nhà lâm sàng luôn phải cảnh giác cao độ khi có nghi ngờ chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ và có những tầm soát cho các trẻ con của bà mẹ ĐTĐ thai kỳ về các bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh.

BS.CKI. NGUYỄN KHÔI

(Bệnh viện Từ Dũ)

Mức độ nguy hiểm của nhau cài răng lược

Tôi 37 tuổi, đang mang thai cháu đầu được 29 tuần. Tôi thấy rất nhiều người nói về sự nguy hiểm của nhau cài răng lược. Xin bác sĩ tư vấn về bệnh này!

Thúy Hà (Hải Phòng)

Những trường hợp nhau cài răng lược sau khi sinh nhau sẽ không bong và chảy máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau: băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ; sót nhau gây nhiễm khuẩn sau sinh; sinh non do chảy máu nhiều; cắt tử cung; Nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ một phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được, gây hậu quả nặng nề như dò bang quang, âm đạo, trực tràng,...

Nói chung nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của thai phụ và trẻ sơ sinh. Nhau cài răng lược đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu. Và đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm khuẩn hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ. Một vấn đề khiến cho bệnh này càng nguy hiểm hơn vì đây là bệnh khó chẩn đoán được trước mổ, thường mổ ra mới phát hiện được. Chính vì vậy nên mọi xử trí rất bị động. Tuy nhiên nếu bệnh đã được chẩn đoán trước thì sẽ hạn chế được rất nhiều rủi ro cho mẹ và bé.

Bạn đang mang thai, cần chú ý bảo vệ sức khỏe, không nên quá lo lắng. Cần đi khám và theo dõi trong suốt thai kỳ để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

BS. Anh Vũ